Cưỡng chế tư nhân Độc quyền cưỡng chế

Một công ty thực hiện cưỡng chế thành công đến mức loại trừ được khả năng cạnh tranh, tức là đã tạo ra được độc quyền cưỡng chế. Công ty có thể sử dụng các biện pháp bất hợp pháp hoặc phi kinh tế, chẳng hạn như tống tiền, để đạt được và duy trì được vị trí độc quyền cưỡng chế. Về mặt lý thuyết, một công ty khi đã là nhà cung cấp hàng hóa độc quyền thông qua các biện pháp không cưỡng chế (như cạnh tranh lành mạnh với các công ty khác), có thể trở thành một nhà độc quyền cưỡng chế nếu họ duy trì được vị thế của mình thông qua thưc hiện các rào cản cưỡng chế gia nhập. Những ví dụ minh họa cho loại hình độc quyền cưỡng chế nổi tiếng trong lịch sử bắt đầu vào năm 1920, khi Tu chính án thứ mười tám của Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực. Giai đoạn này, hay còn được gọi là Lệnh Cấm, đã tạo cơ hội sinh lời cho các tội phạm có tổ chức tiếp tay vào công đoạn nhập khẩu ("buôn lậu"), sản xuất và phân phối đồ uống có cồn. Al Capone, một trong những tay buôn lậu nổi tiếng nhất, đã xây dựng đế chế tội phạm của mình phần lớn dựa trên lợi nhuận có được từ rượu lậu và tận dụng một cách có hiệu quả việc cưỡng chế (bao gồm cả giết người) để áp đặt các rào cản thâm nhập cho đối thủ cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, ngay cả các công ty độc quyền cưỡng chế tư nhân hầu như luôn cần có sự hỗ trợ của chính phủ, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Trong trường hợp của Capone, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra các điều kiện cần thiết để thực hiện độc quyền cưỡng chế bằng cách đặt việc sản xuất và buôn rượu ra ngoài vòng pháp luật, do đó đã tạo ra lợi nhuận cao bất thường trên thị trường chợ đen và đã không cung cấp các dịch vụ thực thi hợp đồng thương mại thông thường.[cần dẫn nguồn] Tương tự như vậy, một số quan chức tham nhũng đã nhận hối lộ để đảm bảo rằng Capone sẽ nhận được sự ưu ái đặc biệt trước các đối thủ tiềm năng.[9]